Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Ấm sực cách làm hồng trà ô mai ngày đông lạnh

Hồng trà ô mai là sự kết hợp mới mẻ giữa vị trà đắng chát nhẹ với vị ô mai chua chua ngọt ngọt tạo nên món thức uống lạ miệng. Cách pha hồng trà ô mai mà Bếp Bánh hướng dẫn dưới đây có thể áp dụng cho cả khi uống nóng lẫn uống lạnh. Để thức uống khi thêm đá không vị nhạt, bạn nên cho thêm đường và mật ong. Còn lại các nguyên liệu và các pha đều không có gì thay đổi.

Cách chọn ô mai ngon làm hồng trà ô mai

Ô mai hay còn gọi là xí muội. Trước đây, ô mai chỉ được sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y nhưng càng về sau càng được nhiều người ưa chuộng vì có vị chua, ngọt, mặn dễ ăn. Ô mai có thể chế biến từ nhiều loại trái cây như mận, chanh, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít, táo ta, dứa,… Ô mai là một vị thuốc giảm ho, viêm họng, khan tiếng… Đặc biệt khi kết hợp ô mai với nhiều nguyên liệu khác như mật ong, gừng sẽ giúp giảm được các triệu chứng cảm lạnh, viêm họng.


Ô mai ngoài ngậm trực tiếp còn có thể nấu với nước. Tận dụng đặc tính pha chế này, nhiều người đã nghĩ ra cách pha hồng tra ô mai vừa giải khát vừa giúp cổ họng khỏe mạnh hơn trong những ngày giao mùa, mưa nắng thất thường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ô mai khác nhau nên bạn cần bỏ túi một số bí quyết để mua được ô mai chất lượng. Không nên chọn những loại ô mai ẩm nước, có mùi lạ và đặc biệt đề phòng với những loại ô mai có màu sắc quá sặc sỡ vì bản chất ô mai được làm bằng cách xao khô nên không thể giữ được nguyên màu ban đầu.

>>> Thơm nồng nàn nước cam quế mật ong tốt cho sức khỏe
>>> Công thức pha chế trà bạc hà đơn giản tại nhà
>>> 4 bước làm hồng trà tắc (hồng trà quất) giải cảm ngày mưa

Nguyên liệu làm hồng trà ô mai

- 2 – 3gr trà đen hoặc 3 gói trà túi lọc

- 5gr ô mai

- 20ml mật ong

- 5ml nước đường

- Dụng cụ: lược trà, bình nấu nước, bình đựng nước, bình trà, ly thủy tinh.

Cách làm hồng trà ô mai

Bước 1: Nấu nước sôi rồi cho vào “rửa trà” theo hướng dẫn sau: Cho một lượng nước vừa đủ ngập trà sau đó chao nhẹ bình rồi đổ bỏ nước vừa cho vào. Rửa trà sẽ giúp loại bỏ được những cặn trà, bụi bẩn lẫn vào trà trong quá trình sản xuất.

Tùy vào sở thích uống trà đậm hay nhạt mà bạn cho tiếp nước sôi vào ủ trà trong khoảng 3 – 5 phút. Sau khi nước trà chuyển sang màu nâu đỏ thì dùng miếng lọc lọc riêng phần nước và phần bã trà.

Bước 2: Ô mai, mật ong, đường cho vào đáy ly, sau đó chế trà nóng vào, khuấy đều. Nếu thích ô mai dậy mùi và hòa vị vào nước hơn, bạn có thể dùng chày dầm cho ô mai tơi ra rồi mới để nước trà vào. Hồng trà ô mai sẽ thơm ngon hơn nếu bạn nhâm nhi lúc còn ấm.

Trong trường hợp sử dụng trà túi lọc, bạn có thể cho hẳn ô mai và trà túi lọc vào nồi nấu khoảng 10 phút rồi lọc lấy phần nước cho ra ly. Nếu pha cho người lớn tuổi trong gia đình vừa uống trà vừa trò chuyện, sau bước rửa trà, bạn cho ô mai vào bình sau đó cho nước sôi vào ủ ô mai và trà chung với nhau.


Vào những buổi sáng cuối tuần trời mưa không thể ra ngoài, bạn có thể dọn một dĩa ô mai kề bên ly hồng trà ô mai ấm nóng, vừa nhâm nhi vừa trò chuyện cùng nhau. Vị ô mai chua ngọt mặn hòa cùng vị trà chát nhẹ sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu. Những ngày mưa hè sẽ trở nên ấp ám và dễ chịu hơn hẳn.

>>> Xem thêm menu đồ uống mùa đông tại Bếp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design